Chùa Xiêm Cán- một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất

Dulichmien.net– Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ. Chùa Xiêm Cán thuộc xã Hiệp Thành, TP. Bạc Liêu. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Chính vì vậy, đây là một trong những địa điểm du lịch đặc sắc của Bạc Liêu.

Được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Đối với chùa Khơ-me, chánh điện thường quay về hướng Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.

Chùa Xiêm Cán

Ngày nay, người ta có thể cảm nhận được một sắc thái văn hóa đang phồn thịnh và rất đặc trưng của người Khơ-me đang từng ngày được gìn giữ, phát huy nhằm làm đẹp, phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa Việt Nam. Bên trong chánh điện (hay còn gọi là sala) của chùa Xiêm Cán đã phản ánh tính thẩm mỹ rất cao của người Khơ-me với những hoa văn độc đáo. Ở vị trí trung tâm trên nóc sala trang trí hình ảnh đền Angkor Wat – nơi khởi nguồn của phong cách kiến trúc Khơ-me.

Chánh điện là tòa nhà chính trong chùa, nằm ở trung tâm khuôn viên trên một nền cao khoảng 1,5 mét. Bên trong chánh điện (sala) của chùa mang đậm dấu ấn văn hóa của người Khmer với những hình ảnh trang trí trên nóc có liên quan đến Angkor Wat. Trên những cây cột trong điện là các tiên nữ và quái vật mang ý nghĩa như một lời răn dặn các tín đồ Phật tử, phải vượt qua những thử thách trên con đường tu hành chánh quả. Hơn hết, biểu tượng con rắn được đưa vào trở thành một họa tiết trang trí thú vị, dựa theo quan niệm cho rằng đấy chính là biểu trưng cho tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật, khi Người thuần hóa được loài vật hung dữ này. Ở phần chánh điện của chùa có thờ đức Phật Thích Ca, trên khắp bốn bức tường đều điểm tô, khắc họa về quá trình tu hành khổ luyện của Đức Phật.

Chùa Xiêm Cán

Đối diện ngôi chính điện là cột trụ biểu, hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ, ngụ ý rằng giáo lí phật pháp soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được thuần hóa và phục thiện.

Còn sa la chính là nơi để các sư sãi nghỉ ngơi và cũng là nhà hội của sư sãi với các tín đồ Phật giáo Khmer. Ở sa la này, có trang trí rất nhiều bức bích họa, hoa văn về công việc và cuộc đời của Đức Phật. Đặc biệt, trong các hạng mục ở đây, du khách sẽ bắt gặp những hàng cột có đắp nổi phù điêu hình các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lí của người Khmer ở Nam bộ thì đó chính là những thử thách đối với phật tử trên bước đường tu thành chính quả.

Trong khuôn viên của chùa là những hàng cây thốt nốt cao lớn, vươn tỏa những bóng mát như hình chiếc ô dù khổng lồ, thấp thoáng là màu vàng của các mái vòm, cầu thang, tường của chùa càng làm không gian thêm phần thoáng đãng và thanh tịnh. Phần mái chùa có cấu trúc nhiều tầng, nhiều lớp chồng lên nhau, hòa cùng với ngọn tháp cao vút càng tạo nên sự thanh thoát, uy nghi của chùa Xiêm Cán. Nếu nói màu nào chủ đạo trong bức tranh nơi đây, có thể nói rằng màu vàng và đỏ là hai màu rực rỡ bao trùm lên tất cả, dưới ánh nắng như tô điểm vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy của chùa. Đi dạo bên ngoài chùa, bạn sẽ thấy tượng Phật nằm, cây trụ có biểu tượng hình con rắn 5 đầu, tháp chuông cổ cùng với các sala nhỏ

Chùa Xiêm Cán có kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Trên mái vòm, tường và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn 5 đầu, vì dân tộc Khmer quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này. Ngoài ra, còn có các phù điêu là hình tiên nữ và những quái vật khác, là những thử thách đối với Phật tử trong quá trình luyện chân tu.

Chùa Xiêm Cán nói riêng và chùa Khmer nói chung là trung tâm văn hóa của người Khmer. Đây không chỉ là nơi thờ cúng, tu đạo mà còn là nơi dạy chữ Khmer và tổ chức các lễ hội lớn của dân tôc. Chính vì vậy, người Khmer rất coi trọng và tự hào về ngôi chùa của mình. Họ cố gắng xây dựng cho những ngôi chùa ngày càng to và đẹp hơn.

Đến du lịch miền Tây chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu là để chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc đẹp với quy mô lớn, và để cảm nhận một sắc thái văn hóa rất đặc trưng của người Khmer đang được gìn giữ, phát huy nhằm làm đẹp, phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa Việt Nam.