Đặc sản truyền thống “Bánh phu thê Bắc Ninh”

Bánh phu thê Bắc Ninh là đặc sản hấp dẫn của vùng quê Bắc Ninh. Đây là một nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực Kinh Bắc. Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên của nó, còn ai đã từng một lần thưởng thức thì khó có thể quên.

Theo những người dân trong vùng truyền lại, bánh phu thê bắt nguồn từ sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê. Nhưng cũng có tích truyền lại câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và gửi gắm tâm tư dù có xa nhau nhưng tấm lòng của người vợ vẫn hướng về chồng luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Cũng có câu chuyện khác cho rằng, một lần hội làng (Đền Đô), vua Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi đến Đền Đô, người dân Đình Bảng đã dâng lên vua sản vật quê mình làm ra. Có đôi vợ chồng trẻ đã làm bánh dâng vua. Nhà vua ăn thấy ngon nên đã đặt tên bánh là phu thê. Từ đó, bánh phu thê mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng, và thường hay có mặt trong tiệc cưới như một lời nhắn nhủ đến các đôi vợ chồng trẻ.

Đặc sản truyền thống "Bánh phu thê Bắc Ninh"

Nhiều người nghe tên bánh phu thê tưởng nhầm một loại bánh màu đỏ, trông như thạch, thi thoảng có trong các lễ ăn hỏi của người miền Bắc. Nhưng đó là bánh xu xê (hay xu xuê). Bánh phu thê màu vàng óng, gói trong lá dong xanh, thắt bằng chiếc lạt sơn hồng, tượng trưng cho duyên tình thắm nồng bền chặt của đôi trai gái.

Hạt dành dành đã được phơi khô, nhưng khi được ngâm nước với gạo, quả dành dành sẽ phai màu, giúp gạo chuyển màu. Gạo ngâm xong thì được nghiền mịn, quậy theo một bí quyết riêng của những dân trong nghề. Đỗ xanh, mứt, đường trộn làm nhân.

Muốn cho bánh giòn thì dùng đu đủ xanh, ngâm phèn rồi cắt nhỏ nhào lẫn với bột. Khi ăn bánh ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường… tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh.

Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Triết lý ngũ hành cũng được thể hiện một cách tinh tế qua năm màu của bánh, đó là màu trắng của bột lọc và cùi dừa, màu vàng của dành dành và nhân đỗ, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá, màu đỏ của lạt buộc. Tất cả như biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người.

Bột dàn mỏng, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Triết lý Á Đông cũng được thể hiện một cách tinh tế qua các màu của bánh. Lá gói xanh tượng trưng cho sự chung thủy, lạt buộc hồng mô phỏng sợi tơ hồng kết nối, bánh màu vàng thể hiện tình yêu thương của vợ đối với chồng.

Bánh được bóc ra tỏa mùi hương mát dịu khắp sân. Sau lớp lá đổi màu vì nước luộc là lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt bên trong. Chỉ cần cắn một miếng nhỏ là có thể cảm nhận được độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường… hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh.

Ngày nay kinh tế đã phát triển, mức sống đã cao hơn nhưng bánh phu thê vẫn là thứ bánh được nhiều người ưa thích. Theo chân khách du lịch hành hương, bánh phu thê Bắc Ninh đã đi khắp trong Nam ngoài Bắc và từng xuất ngoại qua nhiều nước.