Phượt làng cổ đường lâm đi những địa điểm nào?

Làng cổ đường lâm là điểm đến thu hút khách du lịch gần Hà Nội. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều ngôi nhà đậm chất kiến trúc xưa với những con đường gạch, những bức tường đá ong cùng những nét văn hóa của làng quê vùng Bắc Bộ. Dưới đây dulichmien.net sẽ chỉ cho bạn biết phượt làng cổ đường lâm nên đi nhưng nơi nào?

1.Cổng làng Mông

Phượt làng cổ đường lâm đi những địa điểm nào?

Đây là cổng cổ duy nhất còn lại cho đến ngày nay ở Đường Lâm. Cổng làng được xây dựng từ thời Hậu Lê, có nét kiến trúc khác biệt so với cổng làng truyền thống, tựa như một ngôi nhà hai mái dốc, có trụ đỡ mái và đầu nóc theo kiểu “thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là cổng). Cổng Mông Phụ cùng với cây đa, bến nước, ao sen tạo nên một khung cảnh đặc trưng của làng quê miền Bắc Bộ xưa.

2.Đình làng Mông Phụ

Đình làng Mông Phụ được xây dựng cách đây gần 380 năm trên một khu đất ở trung tâm của làng, rộng khoảng 1800m2. Thiết kế của đình mang đậm nét kiến trúc Việt – Mường, mô phỏng kiến trúc của nhà sàn với sàn gỗ cách đất. Đình làng Mông Phụ gồm hai tòa đại bá và hậu cung. Nhà đại bái được dựng bởi 48 cột gỗ, phía trên mỗi cột đều có trạm khắc nhiều hoa văn hình rồng, hình phượng.

Phía bên trong đình có treo rất nhiều hoành phi câu đối nổi bật. Trong đó, nổi bật nhất là bức hoành phi “lão long huấn tử” tức rồng già dạy con và bức hoành phi “dũng cảm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng. Tại đây còn lưu giữ nhiều giá trị đặc sắc về kiến trúc và văn hóa, hấp dẫn du khách.

3.Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Nhà thờ này được xây dựng từ thời vua Tự Đức để thờ phụng và ghi nhớ công trạng của Thám hoa Giang Văn Minh. Nhà thờ quay mặt về hướng Nam, có kiến trúc theo hình chữ “nhị”. Ngày nay, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh trở thành một điểm tham quan hấp dẫn với những du khách thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, đồng thời nơi đây cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam.

4.Các ngôi nhà cổ

– Nhà của ông Hà Nguyên Huyến: Là di tích được xếp hạng nhà cổ dân sinh loại một. Ngôi nhà gây ấn tượng mạnh cho khách tới thăm bởi màu xanh cây cối. Vốn có nghề nấu tương, ông Huyến dành hầu hết diện tích sân làm nơi chế biến. Các vại tương màu nâu trầm xếp hàng đều tăm tắp trên khoảng sân gạch.

Là người đam mê chữ Hán nên ông Huyến trang trí nhà cửa bằng các câu đối có nét chữ đẹp mắt. Các vật dụng nhỏ như điếu bát, ấm chén sứ, đèn dầu… trong nhà làm bật lên được tính cách tinh tế, hoài cổ của chủ nhân.

– Ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Hùng: cũng được xếp hạng nhà cổ dân sinh loại một. Ngay khi đến thăm, du khách sẽ ngạc nhiên trước chiếc cổng được xây dựng theo lối xưa bằng đất đá, bã trấu, bùn để tạo chất kết dính và lối vào rợp bóng bởi cây tơ hồng.

Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1649, chủ yếu bằng gỗ mít và gỗ lim nhưng những nét chạm trổ tinh hoa trên cửa từ thời Hậu Lê vẫn còn nguyên vẹn. Ngôi nhà được kết cấu theo kiểu 5 gian 2 chái, 3 gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên, thêm bộ trường kỷ dùng để tiếp khách. Hai gian bên cạnh dùng làm nơi ngủ.

– Nhà cổ của chị Dương Lan: được xây từ năm 1780, lại không phải là nhà cổ dân sinh. Ngôi nhà vốn thuộc về cụ tổ chồng chị là quan đốc học Đỗ Doãn Chính. Bục cửa được thiết kế rất cao khiến cho người vào nhà đều phải cúi rạp mình khi bước qua. Chị Lan lý giải, bục cửa xây cao như vậy là để nhắc nhở khách đến nhà phải luôn nhớ kính trọng một vị quan, một người thầy.

5.Đền thờ Phùng Hưng

Làng cổ Đường Lâm được mệnh danh là mảnh đất sinh vua bởi đây là nơi ra đời của 2 vị vua nổi tiếng của nước Việt, đó là Phùng Hưng và Ngô Quyền.

Đền thờ Phùng Hưng được xây dựng ở làng Đường Lâm từ bao giờ không ai biết nhưng trong số những ngôi đền thờ Phùng Hưng thì đền thờ ở làng Đường Lâm là lớn nhất.

Đền mang đậm dấu ấn kiến trúc nhà Nguyễn ( đền được làm lại năm 1889) với những hạng mục tiêu biểu như Tả – Hữu Mạc, Đại Bái, Hậu Cung cùng một số hình chạm khắc rồng tinh xảo trên mái đền, trên cột và cửa vào.

Hậu Cung là nơi đặt tượng thờ Phùng Hưng. Ngày 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, con cháu họ Phùng và du khách thập phương thường kéo về đây để tri ơn công đức của vua.