Lễ hội nghinh Ông – Nét đẹp văn hóa của người dân ven biển

Lễ hội nghinh Ông là một trong những lễ hội truyền thống của người dân ven biển các tỉnh Vũng Tàu, Khánh Hoà, Cà Mau, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh.

Nguồn gốc của lễ hội

Lễ hội nghinh Ông

Theo truyền thuyết, tục thờ cá Ông có nguồn gốc từ tín ngưỡng của dân tộc Chăm và dân tộc Kinh. Trong truyền thuyết của dân tộc Chăm thì kể rằng có một vị thần tên là Cha-aih-va, sau khi khổ luyện phép thuật, vì quá mong ngóng muốn trở về nhà mà đã cãi lời thày dạy, tự biến thành cá Voi và từ đó thần luôn ra tay để giúp đỡ những người bị nạn trên biển.

Truyền thuyết của dân tộc Kinh cho rằng cá Voi là do Phật Quan Âm Bồ Tát xé chiếc áo cà sa thành muôn mảnh để cứu vớt những người lâm nạn trên biển. Ngoài ra, trong lịch sử triều Nguyễn, vua Gia Long cũng đã phong cho cá Voi là “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thượng Đẳng Thần”. Với người dân vùng ven biển, cá Ông được tôn vinh là một vị thần vô cùng thiêng liêng, là nguồn cảm hứng tinh thần để đối phó với những nguy hiểm trên biển.

Lễ hội nghinh Ông diễn ra vào thời gian nào?

Lễ hội diễn ra hàng năm và tùy vào từng địa phương mà sẽ có ngày tổ chức khác nhau.

Lễ hội nghinh Ông được tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau trên khắp miền Trung và Nam Bộ. Tại Vũng Tàu, lễ hội được tổ chức tại đình Thắng Tam vào ngày 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Tại thị trấn Cần Giờ, TP.HCM, người dân tổ chức lễ hội từ ngày 14 đến 17/8 âm lịch. Trong khi đó, tại Khánh Hòa, lễ hội được tổ chức vào ngày 15/12 âm lịch. Cộng đồng người Hoa ở Bình Thuận lại tổ chức lễ hội vào rằm tháng 7 âm lịch và ở Cà Mau, lễ hội diễn ra vào ngày 14 đến 16/2 âm lịch.

Đây là một trong những lễ hội được xếp hạng cấp quốc gia tại Việt Nam. Lễ hội nghinh Ông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân địa phương, đồng thời cũng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Các nghi lễ và hoạt động thường xuất hiện trong lễ hội nghinh Ông

Lễ hội nghinh Ông

Tại bất kỳ địa phương nào, Lễ hội Nghinh Ông đều có các hoạt động cơ bản như sau: Phần lễ khai mạc với các nghi thức Lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển; Lễ tế diễn ra trang trọng sau lễ rước với nghi thức cổ truyền. Các nghi lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội đều diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Phần hội có sự tham gia của ngư dân và khách du lịch, mời thỉnh lẫn nhau để cùng ăn uống, vui chơi và trò chuyện thân thiết. Các trò chơi dân gian như thả vịt chạy, bắt vịt, trói cua, quăng chài, vá lưới trên bờ biển cũng diễn ra sôi nổi và được đón nhận nhiệt tình bởi du khách.

Ý nghĩa của lễ hội nghinh Ông

Lễ hội Nghinh Ông có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh và văn hóa của người dân ven biển Việt Nam. Nó thể hiện sự tôn vinh và tưởng nhớ vị thần cá Ông (cá Voi), được coi là bảo vệ và cứu trợ ngư dân trong những chuyến đi biển đầy gian khổ và hiểm nguy.

Lễ hội cũng là dịp để người dân cúng tế, cầu an và tạo điều kiện để các thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, cùng nhau hướng về biển và tôn vinh vị thần cá Ông. Đồng thời, nó còn là cơ hội để người dân vui chơi, tương tác và giao lưu với nhau, tạo ra một không khí đoàn kết, gắn bó và tình đồng hương.

Xem thêm: Lễ hội Chùa Hương – Điểm đến văn hóa và tín ngưỡng đầy hấp dẫn

Xem thêm: Lễ hội Tanabata – Lễ hội Thất tịch của đất nước mặt trời mọc

Ngoài ra, Lễ hội Nghinh Ông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch địa phương, thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm không gian văn hóa truyền thống của địa phương. Điều này giúp tăng cường kinh tế địa phương, phát triển cộng đồng và nâng cao nhận thức của người dân về giá trị văn hóa đặc trưng của mình.