Nhắc đến các khu chợ lớn tại Hà thành, không ai là chưa từng nghe tới tên chợ Đồng Xuân quen thuộc ấy. Là một trong những chợ đầu mối chính, chợ Đồng Xuân không khỏi khiến các khách hàng phải trầm trồ với quy mô các loại hàng hóa cực kì đa dạng cùng giá thành cực hấp dẫn.
1. Lịch sử 100 năm chợ Đồng Xuân
Năm 1889 chợ Đồng Xuân được người Pháp quy hoạch xây dựng trên vùng đất bãi bồi của sông Tô Lịch, gồm 5 dãy nhà, mặt trước là các vòm cuốn theo kiến trúc Pháp. Lịch sử của chợ gắn liền với sự hình thành và phát triển thương mại của đất Thăng Long, là nơi tập trung giao thương lớn nhất Bắc Kỳ thời xưa. Nơi đây còn chứng kiến nhiều biến cố, thăng trầm của Thăng Long- Hà Nội, chứa đựng không ít tinh hoa văn hiến trên mảnh đất kinh kỳ nghìn năm. Nổi bật nhất trong 60 ngày đêm Hà Nội rực lửa năm 1946, chợ Đồng Xuân ghi đậm dấu ấn quân và dân khu phố Đồng Xuân đã chiến đấu anh dũng, cầm chân và gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại nặng nề. Nhờ đó, góp phần bảo vệ cho cơ quan đầu não rút lui an toàn, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, cùng Thủ đô được giải phóng hoàn toàn vào ngày 10/10/1954.
Sau vụ hỏa hoạn lịch sử năm 1994, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại trên cơ sở bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc cổ khu vực mặt tiền chợ. Nhằm thay đổi mô hình quản lý không còn phù hợp, năm 1996, UBND Thành phố đã thành lập Công ty cổ phần Đồng Xuân, với chức năng chính là quản lý và cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh tại chợ Đồng Xuân, chợ đêm Đồng Xuân và tuyến phố đi bộ Hàng Đào – Đồng Xuân với gần 3.000 hộ kinh doanh, là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ lớn, với khối lượng tài sản, hàng hóa luân chuyển trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Đến nay, sau hơn một thế kỷ phát triển chợ Đồng Xuân vẫn phát huy được vai trò là trung tâm giao thương quan trọng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, ngoài yếu tố chợ truyền thống chợ Đồng Xuân còn có vai trò đầu mối, phân phối nhiều sản phẩm hàng hoá giúp cân bằng cung cầu của thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc.
Nhà chợ là một tòa nhà với 5 vòm cửa, che phủ trên diện tích hơn 6.500 mét vuông. Hãy đi dọc theo những lối đi hẹp để đi xuyên suốt từ đầu đến cuối chợ. Cũng như mọi ngôi chợ Việt Nam khác, chợ được chia thành những gian bán các mặt hàng đa dạng, như quần áo, đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng và vải Việt Nam với nhiều hoa văn truyền thống.
Chợ Đồng Xuân là ngôi chợ của cư dân địa phương hơn là chợ phục vụ khách du lịch. Tuy tham quan chợ luôn thú vị, hãy nhớ rằng nhiều món hàng sẽ khó có thể mang về bằng đường hàng không hoặc phải ký gửi hành lý. Tuy nhiên, trong chợ có vài sạp bán những sản phẩm thủ công truyền thống hoặc quà lưu niệm và đây có thể là lựa chọn phù hợp cho du khách.
Trải qua hơn 100 năm, chợ vẫn tồn tại gắn liền với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước. Không chỉ là nơi bán buôn huyên náo, chợ còn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của người dân đất Hà Thành.
2.Mua gì ở chợ Đồng Xuân?
Là khu chợ đầu mối chủ yếu bán buôn ở khu vực miền Bắc, chợ Đồng Xuân ở du lịch Hà Nội bao gồm một tòa nhà 3 tầng và có 5 vòm cửa trên diện tích hơn 6,500 mét vuông. Tại chợ bày bán đa dạng và phong phú các loại mặt hàng như quần áo, giày dép, đồ gia dụng, đồ chơi, vải vóc với các hoạ tiết truyền thống,… Ngoài ra, bên ngoài chợ còn có các sạp hàng bày bán bánh kẹo, đồ lưu niệm, thức ăn,…
Chợ Đồng Xuân du lịch Hà Nội được phân chia các khu vực rõ ràng theo các tầng và luôn tấp nập đông đúc người mua kẻ bán. Ngay từ cửa vào ở tầng trệt, bạn đã bắt gặp hàng loạt các cửa hàng quần áo, giày dép, kính râm đủ loại, cho đến các đồ điện tử như sạc, cáp, đèn pin, loa đài,.. Các mặt hàng ở đây chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc. Tầng 2 là khu vực bán buôn bán bẻ quần áo, vải vóc, gấm lụa cho người lớn, còn tầng 3 lại được dành cho các gian hàng bán đồ cho trẻ sơ sinh, trẻ em,…
3. Ăn gì ở Chợ Đồng Xuân?
Nếu như trong chợ là bạt ngàn quần áo, giày dép, vải vóc,… thì ngay cạnh chợ là Ngõ Đồng Xuân – Nơi tập trung rất rất nhiều cửa hàng kinh doanh đồ ăn thức uống dành cho khách ghé chợ. Có vô vàn những món ăn ngon đặc trưng của người Hà Nội được tập trung tại đây, vừa ngon, vừa bổ mà lại cực rẻ mà bạn có thể thưởng thức như: Bún chả, bánh tôm, miến lươn, chè…Mình chắc chắn các bạn sẽ cực kỳ ấm bụng mà lại ung dung với túi tiền còn rủng rỉnh khi đã được thưởng thức hết các món ăn ngon tại đây.
Quán hủ tiếu bác Hạnh
Là một trong quán ăn lâu năm từ năm 1979 đến nay, quán hủ tiếu bác Hạnh có nước dùng thơm, ngọt vị xương, hương vị gia truyền. Thịt xá xíu mềm không bị khô, thịt béo vừa rất dễ ăn. Bác chủ đã vui tính lại còn tốt bụng cho thêm nhiều thịt hơn bình thường.
Quán bún ốc cô Thúy
Quán bún ốc nhà cô Thúy là một trong những quán lâu năm nhất ở Hà Nội. Cô cho biết, quán đã tồn tại hơn 70 năm nay, từ những ngày chiến tranh, mẹ cô vừa trú ẩn dưới hầm vừa bán bún. Bún ốc của cô Thúy được nhiều thực khách mê bởi ốc nhồi luôn tươi ngon, sạch sẽ, nước ốc đằm vị xương, chua thanh, ngọt nhẹ; rau sống ăn kèm đa dạng, tươi sạch. Một bán bún ốc nhồi đầy đặn được bán với giá 30.000 – 35.000 đồng. Chủ quán tiết lộ, cô bán mỗi ngày vài trăm bát bún. Những ngày mưa gió các quán khác có vắng khách thì quán cô vẫn phục vụ không ngớt. Mùa đông, để được ăn bún của cô, khách phải xếp hàng chờ dài cổ. Nói về doanh thu, cô thẳng thắn: “Giờ kinh tế khó khăn nên khách chi tiêu không bạo tay như trước. Muốn giữ khách thì phải lấy công, lấy số lượng làm lãi chứ không thể cắt giảm xuất ăn, mất uy tín lắm. Mỗi bát bún trông thế nhưng chỉ lãi được 10.000 đồng là nhiều”. Lãi 10.000 đồng/bát, mỗi ngày bán 100 bát bún
Bánh tôm
Bánh tôm ở đầu ngõ chợ được đánh giá ngang ngửa với bánh tôm hồ Tây. Tôm đồng chọn loại tươi ngon, khoai thái sợi chân tăm đều tăm tắp, pha trộn cùng nhiều loại bột, men nở rồi chiên lên giòn tan và không ngấm mỡ. Mở đầu bằng đôi chiếc bánh tôm có vẻ cũng vừa vặn cho một bữa ăn vặt, để sau đó còn đi… ăn tiếp các món khác.
Bún chả que tre
Bún chả que tre ở đoạn đối diện với hàng bánh tôm cũng là món nên ăn thử. Đây là một trong những hàng bún chả que tre ngon hiếm hoi còn lại ở Hà Nội. Đặc biệt nhất chính là thịt ba chỉ hoặc chả bọc lá lốt được kẹp vào que tre để nướng. Miếng chả, miếng thịt còn thơm đượm mùi tre mộc mạc, dân dã.
Phở tíu
Các loại bánh ăn vặt cũng không hề ít nhé! Đánh chén no căng cái bụng rồi thì có thể ra mua vài ba chiếc xách lủng lẳng về ăn cho vui miệng. Giữa ngõ có xe bán bánh gio, bánh đúc, bánh xu xê, bánh xoài, hay nếu ra đoạn đầu ngõ thì còn có hàng bánh rán nữa.
4.Kinh nghiệm mua hàng ở chợ đồng xuân
Ngoài những thế mạnh của mình, thì ở chợ Đồng Xuân vẫn tồn tại những hạn chế khiến các khách hàng phàn nàn. Điểm trừ lớn nhất ở chợ Đồng Xuân là đa số các mặt hàng là bán buôn, các khách hàng muốn mua lẻ quả là rất khó. Chợ Đồng Xuân lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp nên việc trộm cắp khó có thể kiểm soát chặt chẽ, vẫn thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, một điểm trừ nữa của chợ Đồng Xuân là hoạt động mua bán của cả người bán và khách hàng thường xuyên xảy ra cãi vã vì không tìm được mức giá chung hài lòng cả người bán và người mua.
Ngoài những thế mạnh của mình, thì ở chợ Đồng Xuân vẫn tồn tại những hạn chế khiến các khách hàng phàn nàn. Điểm trừ lớn nhất ở chợ Đồng Xuân là đa số các mặt hàng là bán buôn, các khách hàng muốn mua lẻ quả là rất khó. Chợ Đồng Xuân lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp nên việc trộm cắp khó có thể kiểm soát chặt chẽ, vẫn thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, một điểm trừ nữa của chợ Đồng Xuân là hoạt động mua bán của cả người bán và khách hàng thường xuyên xảy ra cãi vã vì không tìm được mức giá chung hài lòng cả người bán và người mua.
Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà thành, chợ Đồng Xuân còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của người dân kẻ Chợ xưa và cũng là điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách khi dừng chân ở Hà Nội.