Lẩu mắm miền Tây là món ăn ngon mang đậm dư vị của vùng đất Nam Bộ. Sự hòa quyện đậm đà của các nguyên vật liệu từ nhiều loại cá, thịt và rau đã tạo nên một hương vị đậm đà khó quên trong lòng người. Hãy cùng dulichmien.net tìm hiểu cách nấu lẩu mắm miền Tây ngon đúng vị nhé!
1.Nguyên liệu nấu lẩu mắm miền Tây
+ Các loại thịt, hải sản: Tôm, mực, lươn, ếch, heo quay, chả cá chiên, cá dứa… món ăn kèm này có thể linh hoạt thay đổi tùy theo sở thích của mỗi gia đình.
+ Rau ăn kèm: So đũa, thiên lý, bí, mướp, điên điển, cà tím, nấm rơm, rau muống bào, bắp chuối bào, kèo nèo, súng, giá, ngò gai, nhút, rau muống cọng, khế, dưa leo
+ Mắm cá linh, mắm cá sặc
+ Xương ống heo
+ Thịt ba chỉ
+ Sả, ớt sừng, ngãi bún
+ Các loại gia vị: Đường, mì chính
+ Nước dừa tươi
2.Cách làm món lẩu mắm miền Tây
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
– Cà tím rửa sạch cắt khúc vừa ăn. Dưa leo, khế, chuối chát rửa sạch cắt lát mỏng. Thơm cắt lát có độ dày khoảng 0,5 cm.
– Bông súng, kèo nèo, rau muống lặt sạch cắt khúc. Nấm rơm cắt gốc rửa nước muối, chẻ làm đôi. Dưa leo và khế bạn đem rửa sạch rồi thái lát vừa ăn.
Mực: Để khử mùi tanh mực, các bạn cho một nhúm chè khô vào nước lạnh, không cần quá nhiều nước vì mực sẽ tiết ra. Đun sôi đều, cánh chè nở ra, bạn thả mực tươi vào luộc nhanh, sôi lại là được.
Ngoài ra, để hết mùi tanh, có thể ướp mực với vài giọt dầu mè. Bạn rửa mực bằng cách ướp đường, để một thời gian khoảng 3-5 phút. Sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch mực sẽ không còn mùi tanh nữa, bạn có thể cho thêm chút rượu. Mùi rượu sẽ khử hết mùi tanh của mực, khiến món ăn thơm ngon hơn.
Tôm: tôm nếu không được làm sạch, lấy hết phần gân lưng (chỉ đen) và chất thải của tôm trên đầu thì tôm không phải tanh mà là khai Vì thế, bạn lưu ý, tôm sau khi cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch, bạn cũng có thể ngâm tôm trong nước có pha muối, đường và chút rượu trắng, tôm sẽ bớt tanh. Rồi vớt ra để ráo nước. Làm như thế, khi chế biến thành món ăn, tôm sẽ dai giòn và mất mùi tanh
Bước 2: Xào nấu các loại nguyên liệu
Trước tiên, bạn cho dầu ăn vào chảo để phi thơm sả băm. Khi thấy phần sả chuyển sang màu vàng và mùi thơm bắt đầu phảng phất thì bạn cho phần cà tím vào đảo đều tay trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
Tiếp theo bạn chuẩn bị thêm một cái chảo khác cho thêm dầu ăn vào phi thơm hành tỏi. Sau đó, bạn cho phần thịt ba chỉ vào xào cùng cho chín rồi trút ra đĩa.
Bước 3: Chế biến phần mắm cá
Cách nấu lẩu mắm thơm ngon và chuẩn vị ẩm thực miền Tây thì không thể bỏ qua bước chế biến phần mắm cá sao cho đậm đà nhất. Đồng thời kích thích được vị giác của bất cứ một ai ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của mắm cá.
Trước tiên, bạn lấy mắm cá linh và cá sặc cho vào nồi cùng 400ml nước. Bạn khuấy đều tay rồi đặt lên bếp đun lửa nhỏ liu riu. Đun khoảng 10-15 phút để phần cá được mềm dẻo rồi tắt bếp. Sau đó bạn lọc phần hỗn hợp đó giữ lại phần nước và loại bỏ phần cá.
Bước 4: Nấu lẩu mắm
– Bắc nước lẩu lên bếp đun, dọn những nguyên liệu ăn lẩu mắm ra xung quanh.
– Khi ăn lẩu mắm nên để vặn lửa riu riu, cho từ từ những nguyên liệu vào cùng và đậy vung, sau 3-5 phút có thể thưởng thức ngay.
Lưu ý gì trong cách làm lẩu mắm
– Có thể thay nước dùng xương heo bằng nước hầm gà.
– Để nước dùng trong và ngon, nhớ vớt bọt thường xuyên khi hầm.
– Cần chuẩn bị đủ các loại rau ăn lẩu mắm để món ăn tròn vị hơn.
– Lẩu mắm nên ăn kèm bún trắng và mì là ngon nhất.
– Lẩu mắm miền Tây dùng ngon nhất với nước mắm ớt xắt.
Chỉ với vài bước cơ bản là bạn đã có nồi lẩu mắm miền Tây thơm ngon chiêu đãi cả nhà. Chúc bạn thành công với công thức này nhé!
"Chú ý: Thông tin được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua việc tham khảo, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức lý thú."