Nét đặc trưng của ẩm thực miền Bắc- sắc màu văn hóa Việt

Việt Nam có văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng và mỗi vùng miền lại có những nét riêng vô cùng ấn tượng.Cùng dulichmien.net khám phá nét đặc trưng của ẩm thực miền Bắc nhé!

Nếu như ẩm thực miền Trung mang đậm nét bản sắc của một vùng đất đầy nắng gió, miền Nam là sự hòa trộn của những nền ẩm thực khác nhau thì ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của một nền văn hóa lâu đời, vì lẽ đó mà từ món ăn đến cái mặc của người miền Bắc đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực không dễ gì thay đổi. Hà Nội được xem là nơi hội tụ đầy đủ các tinh hoa của ẩm thực miền Bắc với những món ăn ngon trứ danh hội tụ.

Ẩm thực miền Bắc mang đậm vẻ cầu kỳ

nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực miền Bắc

Đặc trưng trong ẩm thực miền Bắc là thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác; món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ; chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm, nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến. Và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá.

Ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của một tầm văn hóa lâu đời. Đến với điểm hẹn từng là kinh đô của nhiều triều đại, và Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực miền Bắc với những món ăn ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.

Ẩm thực miền Bắc không chỉ mang một nét đặc trưng rất riêng, mỗi món ăn đều mang dấu ấn và nét đặc trưng của mỗi miền đất khác nhau, biểu thị cách thức chế biến tài hoa, sự trang trí cầu kỳ và trình độ thưởng thức tinh tế. Không tự nhiên mà người xưa phong cho mảnh đất kinh kỳ xưa câu “ăn Bắc mặc kinh”, có lẽ cũng bởi các món ăn trong ẩm thực miền Bắc có vị thanh, không nồng gắt và nhất là tôn trọng tính tự nhiên của nó.

Bắt nguồn từ sự kỹ càng, khéo léo và cầu kỳ trong cách chế biến; nhất là trong những dịp lễ tết thì sự khéo léo ấy càng được thể hiện rõ hơn với những “mâm cao cỗ đầy”, mỗi mâm phải đủ “bốn bát sáu đĩa” được chế biến cầu kỳ, ngon miệng và cũng rất bắt mắt.

Đặc trưng của ẩm thực miền Bắc còn thể hiện qua những món bánh. Bánh không đơn giản chỉ là “thức quà” mà hơn cả hơn cả đại diện cho hình ảnh dân dã, mộc mạc, lưu trữ những kỷ niệm đẹp đẽ trong tuổi thơ của người con đất Bắc.

Các món đặc trưng ẩm thực miền Bắc

phở món đặc trưng ẩm thực miền Bắc

Các món đặc trưng của người miền Bắc: phở Hà Nội, bún thang Hà Nội, bún chả Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể… Ẩm thực đất Bắc nổi tiếng với món nem, một món ăn truyền thống xuất hiện trong các ngày lễ tết, ngày tụ họp gia đình, những dịp đặc biệt. Thành phần món ăn này khá cầu kỳ bao gồm thịt xay nhuyễn, miến, nấm hương, mộc nhĩ, trứng, hành, cà rốt, giá đỗ… trộn đều cùng một chút gia vị tạo nên hỗn hợp dẻo, sau đó được gói cẩn thận trong những chiếc lá nem làm từ gạo và được chiên giòn.

Ẩm thực miền Bắc trong phong cách ăn uống

Sự lễ nghi, gia giáo và cầu kì trong tính cách của người miền Bắc được thể hiện rất rõ qua những đặc điểm ăn uống hằng ngày. Bữa cơm gia đình phải có mặt đầy đủ các thành viên, không ăn trước ăn sau (trừ trường hợp đi vắng hoặc về quá trễ). Con cháu nhất định phải mời ông bà, bố mẹ, anh chị ăn cơm, khi người lớn chưa bắt đầu ăn thì con cháu cũng chưa được phép. “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” – khi ăn cơm phải để ý lượng cơm và thức ăn để chia đủ cho mọi người, không ăn hết phần của người khác. Phụ nữ thường sẽ ngồi cạnh nồi để bới cơm và lấy đồ ăn cho các thành viên trong gia đình…

Ẩm thực miền Bắc trong món ăn

Truyền thống nông nghiệp nghèo nàn từ xa xưa cùng với sự bảo thủ trong văn hóa nên các món ăn miền Bắc trước đây rất hạn chế. Ngày nay giao lưu văn hóa nhiều hơn, số lượng món ăn nhiều hơn nhưng nhìn chung không phong phú bằng món ăn miền Nam và miền Trung.

Người miền Bắc tinh tế, sâu sắc nên các món ăn cũng phần nào thể hiện được điều đó. Món ăn có vị vừa phải; không béo, ngọt như món miền Nam; cũng không cay nồng và mặn như các món miền Trung, không đa vị, món nào ra món ấy. Hầu hết các món ăn ít sử dụng dầu mỡ, hướng đến sự thanh đạm, tôn trọng hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu. Đại diện phải kể đến các món như bún, miến, phở… nước dùng được ninh từ xương, lấy vị ngọt tự nhiên của nước hầm xương chứ không bỏ đường hay nhiều gia vị như vùng miền khác.

Đặc trưng của ẩm thực miền Bắc luôn tạo ấn tượng sâu sắc trong bản đồ ẩm thực Việt Nam. Mỗi món ăn đều mang những “hương-sắc” riêng níu chân biết bao thực khách khi thưởng thức.