“Cầu long biên” chứng nhân lịch sử của dân tộc

Có vai trò quan trọng về cả kiến trúc và lịch sử, cầu Long Biên đã đóng góp một phần không nhỏ trong nỗ lực giành độc lập của người dân Việt Nam. Công trình là biểu tượng cho sức mạnh quân sự và kỹ thuật xây dựng của đất nước. Ngày này được coi là một điểm đến du lịch hà nội.

1.Lịch sử xây dựng Cầu Long Biên

Lịch sử xây dựng Cầu Long Biên

Năm 1897, dự án xây dựng cầu Long Biên đã được Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thông qua với mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng và cần thiết cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương đã chọn công ty Daydé & Pille làm nhà thầu chính trong việc thiết kế và thi công cầu với số tiền chi tiêu cho phép là 5.900.00 Franc.

Tuy nhiên, trên thực tế, tổng số tiền chi phí cho công trình lớn nhất Đông Dương này là 6.200.000 Franc. Việc cho xây dựng cầu Long Biên còn có ý nghĩa giúp lưu thông hàng hóa dễ dàng từ trung tâm đồng bằng Bắc Bộ đến Hải Phòng và quay vào Hà Nội. Ngày 13/9/1889, cầu chính thức được khởi công xây dựng bên bờ tả ngạn sông Cái và được công ty Daydé & Pille thiết kế theo kiểu có rầm chìa.

Sau gần 3 năm thi công, ngày 28/2/1902, cầu đã hoàn thành và được lấy tên là cầu Doumer – tên của Toàn quyền Đông Dương. Vào thời đó, đây là câu cầu lớn nhất Đông Dương và còn được người Pháp ca ngợi gọi là cây cầu nối liền hai thế kỷ.

Cầu Doumer gồm đoạn bắc qua sông dài 2.290m, gồm 19 nhịp dầm thép và đặt trên 20 trụ cao hơn 40m cùng 896m đường dẫn lên cầu xây bằng đá.

Ngoài ra, cầu còn thiết kế có đường sắt cho xe lửa chạy ở giữa và hai bên là đường dành cho người đi bộ, xe thô sơ. Đặc biệt, Toàn quyền Đông Dương còn cho phép tuyến đường sắt từ Hà Nội đến biên giới Việt – Trung sẽ được đưa vào khai thác.

Ngày nay, cầu Long Biên không cho xe hơi lưu thông. Đây là một trong năm cây cầu bắc qua sông Hồng. Du khách có thể ghé qua khu chợ ngoài trời họp buổi chiều ở gần cầu để mua hoa quả tươi, rau xanh và đồ ăn nhanh. Bình minh và hoàng hôn là những thời điểm lý tưởng để qua cầu và ngắm nhìn sắc mây trời phản chiếu xuống mặt sông. Du khách có thể vừa đi vừa thư giãn trong dòng người đi bộ và đạp xe ngang qua.

2.Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của dân tộc

Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của dân tộc

Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ 1 (1965-1968), cầu Long Biên bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của không lực Hoa Kỳ (1972) cầu Long Biên bị ném bom 4 lần, phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binh và phòng không Việt Nam xây dựng hai trận địa pháo phòng không cao 11,5 m trên bãi cát nổi giữa sông Hồng (còn gọi là bãi giữa), để vẫn có thể bắn máy bay Hoa Kỳ khi có lũ cao nhất.

Bộ đội Phòng không Việt Nam dùng máy bay trực thăng cẩu pháo, khí tài chiếm lĩnh trận địa. Ngoài ra còn có lực lượng phòng không hải quân gồm: các tàu tuần tiễu tham gia bảo vệ cầu.

Các nhịp của cầu bị bom đánh đổ đã được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới.

Lịch sử sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh.

Khi cả Hà Nội mới có duy nhất cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, mọi phương tiện ôtô, tàu hỏa, xe máy, xe thô sơ, khách bộ hành đều đi chung trên cây cầu này.

Chiến tranh liên miên, cầu Long Biên trở thành huyết mạch chiến lược giao thông phải oằn mình chịu những tàn phá của chiến tranh. Chiếc cầu này đã từng bị nghiêng vì những dòng chiến xa thực dân điều quân từ trong thành phố sang sân bay Gia Lâm để tăng cường cho chiến trường Điện Biên Phủ. Rồi vào những ngày thu năm 1954, cầu Long Biên lại chứng kiến cảnh đoàn quân viễn chinh thực dân rút khỏi Hà Nội ra đường 5 để xuống tàu ở cảng Hải Phòng và ở chiều ngược lại, những đoàn quân chiến thắng ở chiến khu về giải phóng Thủ đô.

Khi chiếc cầu sắp bước vào tuổi 70 lại chính là lúc nó phải chịu đựng những thử thách khốc liệt nhất. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của Mỹ (1965 – 1972), cầu Long Biên bị ném bom 14 lần. Dù mang trên mình không ít ký ức đau thương nhưng suốt những năm tháng khốc liệt ấy, cây cầu đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh phi thường của những người ngày đêm bảo vệ Hà Nội. Đối với các chiến sĩ, bảo vệ cầu Long Biên là một nhiệm vụ thiêng liêng. Nhiều trận đánh dữ dội diễn ra, máu của bao chiến sĩ ngã xuống để cầu Long Biên được đứng vững. 

Hòa bình lập lại, chiếc cầu già nua đầy mình thương tích. Nó tiếp tục oằn mình chịu đựng sức nặng ngày càng tăng với sự phát triển của Thủ đô và đất nước cho đến khi hai chiếc cầu mới là Thăng Long và Chương Dương hoàn thành. Do xuống cấp, những năm cuối thế kỷ XX, cầu Long Biên chỉ sử dụng cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Cuối năm 2005, xe máy lại được cho phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương.

Cầu Long Biên không chỉ có những vết thương chiến tranh, cây cầu còn là điểm nhấn tinh tế giữa một màu xanh mướt mát của bãi sông Hồng. Chỉ qua mặt phố mấy chục mét đã trông thấy một màu xanh mịn của bãi giữa sông Hồng. Đất dưới bãi bồi ẩm màu mỡ nên cây cối tươi tốt quanh năm. Nước sông Hồng thì lừ lừ đỏ nhưng trên bãi là màu xanh của chuối tiêu, ổi găng, tre, ngô nếp, các loại rau cải, xà lách, rau thơm và rất nhiều lau lách, cây dại phất phơ trong gió lộng.

3.Những hoạt động thú vị xung quanh cầu Long Biên

hình ảnh cây cầu long biên

Ngắm Hà Nội trên cao

Cầu Long Biên chắc là cây cầu gắn với những kỉ niệm, cây cầu mà những bạn trẻ thường chạy xe ra dừng lại hóng gió một ngày hứng lên hay ngày nào đó cảm thấy bí bách cần một không gian thoáng đãng để thở. Cây cầu cũng là nơi các bạn sinh viên vẫn hay tụ tập ngồi lại đàn hát vui vẻ, là nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi trẻ của chúng ta.

Cafe Trần Nhật Duật

Quán cafe Trần Nhật Duật, tại  tầng 4 với không gian mở có thể nhìn thấy cây cầu Long Biên xa xa. Đến đây bạn vừa có thể thưởng thức tách cafe, vừa chuyện trò và nhìn ra xa là cây cầu cổ kính, bãi đá sông Hồng, khu chợ sầm uất và cả một vùng không gian rộng lớn. Nơi đây sẽ cho bạn một góc nhìn khác về cầu Long Biên, đó là góc nhìn từ trên cao thay vì nhìn thẳng hay nhìn “hất” từ phía dưới bãi đá sông Hồng lên.

Ra bãi đá sông Hồng chụp ảnh

Bãi đá sông Hồng chắc không còn là địa điểm lạ lẫm gì đối với giới trẻ bởi nơi đây là điểm chụp quen thuộc của rất nhiều người, khung cảnh bao la, xanh bát ngát rộng lớn chắc chắn sẽ khiến bạn có những bức hình đẹp tựa như đang ở thảo nguyên nào đó vậy. Từ cầu Long Biên, bạn di chuyển xuống khu vực dưới chân cầu, đi sâu vào bên trong những con đường bị che khuất bởi cây cối phía dưới, hỏi đường người dân ở đây sẽ chỉ cho bạn đến địa điểm bãi đá sông Hồng nổi tiếng nhé.

Buôn bán trên cầu

Cây cầu cũng là con đường đi lại mưu sinh của bao người lao động. Buổi sáng phía bên bờ bắc thì người xuôi sang nhộn nhịp, buổi chiều thì bên phía bờ nam nhộn nhịp người đi về hơn. Chỉ cần nhìn hướng di chuyển của dòng người là biết bên nào là trung tâm thành phố. Và ở những khoảng rộng trên cầu thỉnh thoảng lại có một người bán hàng, nào là ngô, khoai, rau; vào mùa đông là những hàng ngô nếp nướng, khoai luộc thơm lừng…

Hiền lành và chở che, hơn thế kỷ vẫn trung thành nối nhịp sống đôi bờ, cầu Long Biên vẫn và sẽ còn là biểu tượng và niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.