Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng: Ở đâu, ăn gì, chơi gì?

Cao Bằng là một nơi chưa phát triển về du lịch nên vẫn giữ được những nét hoang sơ vốn có. Đến Cao Bằng, bạn sẽ có những trải nghiệm độc đáo về văn hoá của vùng đất Tây Bắc này. Cùng dulichmien.net chia sẻ kinh nghiệm du lịch Cao Bằng dưới đây nhé!

Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng nên đi khi nào?

kinh nghiệm du lịch cao bằng

Khí hậu Cao Bằng chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô khéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau:

+ Nếu các bạn có ý định du lịch thác Bản Giốc thì nên đi vào khoảng tháng 8-9, lúc này thác nhiều nước sẽ rất đẹp.

+ Nếu thích đi Cao Bằng ngắm hoa, các bạn có thể đi vào tầm cuối năm khoảng tháng 11, lúc này là mùa hoa Tam Giác Mạch (tương đương với mùa hoa Tam Giác Mạch ở Hà Giang)

+ Nếu thích ngắm băng tuyết, các bạn nên đi vào mùa đông (cuối năm trước đến khoảng đầu năm sau), thời điểm này ở phía rừng Pia Oắc nhiệt độ hạ thấp nên rất có thể xảy ra hiện tượng này.

Phương tiện di chuyển đến Cao Bằng

Thành phố Cao Bằng cách Hà Nội khoảng 280km, bạn có thể lựa chọn du lịch Cao Bằng bằng xe khách. Mỗi ngày có khoảng 3 chuyến xe chạy tuyến Mỹ Đình – Cao Bằng và cả 3 tuyến này đều chạy buổi tối.

Giá vé khoảng 190.000-200.000VNĐ/người/vé (tùy từng nhà xe).

Khi đến bến xe Cao Bằng, bạn bắt tiếp xe từ bến xe Cao Bằng lên Bản Giốc. Thành phố Cao Bằng cách Trùng Khánh khoảng 65km và từ thị trấn Trùng Khánh đến thác Bản Giốc phải đi thêm khoảng 25km nữa.

  • Một số nhà xe chạy tuyến Hà Nội – Cao Bằng

– Xe Hải Vân:

Tại Hà Nội: (04) 3722.3588 – 01677.24.24.24;

Tại Cao Bằng: 01686.24.24.24.

– Xe Hưng Thành:

Tại Hà Nội: bến xe Mỹ Đình: 0972.222.694; bến xe Lương Yên: 0972.222.694;

Tại Cao Bằng: 0989.481.481.

– Xe Khánh Toàn: 0915.660.062 – 0913.010.062.

– Xe Ngọc Hà: 0912.577.004 – 0912.455.915.

– Xe Lương Sùng: 0912.455.915 – 0912.577.044.

Bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn phương tiện đi lại là xe máy, đôi khi lại có những thú vị riêng khi bạn có thể khám phá những cảnh đẹp trên đường đi.

Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng ở đâu?

Các nhà nghỉ, khách sạn ở Cao bằng tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố, nhưng giá phòng lại tương đối rẻ, chỉ khoảng từ 250.000VNĐ là bạn đã thuê được phòng chất lượng, tiện nghi khi du lịch Cao Bằng rồi.

Một kinh nghiệm du lịch bụi Cao Bằng là bạn nên đặt phòng khách sạn trước khi đến để tránh tình trạng hết phòng hoặc giá dịch vụ tăng cao, nhất là vào mùa cao điểm để tránh ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch của bạn. Bạn có thể gọi điện trực tiếp để đặt phòng hoặc đặt trực tuyến trên agoda.com để hưởng những ưu đãi hấp dẫn, hiện nay nếu bạn đặt phòng khách sạn tại agoda.com bạn sẽ tiết kiệm được 30-80% chi phí khách sạn đó.

Một số khách sạn, nhà nghỉ ở Cao Bằng bạn có thể tham khảo:
– Ở trung tâm Cao Bằng:

Khách sạn Đức Trung: Số 85, Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang (026 3853 424).
Khách sạn Bằng Giang: Số 2 Kim Đồng, Cao Bằng. (026 3853 431).
Khách sạn Hoàng Anh: Số 131, Kim Đồng, phường Hợp Giang, Cao Bằng (026 3858 969).
Khách sạn Ánh Dương: Số 78, Kim Đồng, phường Hợp Giang, Cao Bằng (026 3858 467).
Khách sạn Hoàng Long: Số 51 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Cao Bằng (026 3855 178).
– Ở Trùng Khánh:

Nhà nghỉ Hoàn Lê, Trùng Khánh: 026.826221 / 0915425531
Nhà nghỉ Thiên Tài: 026.3826537 (Gần đến chợ Trùng Khánh).
Nhà nghỉ Đình Văn: 026.3602789 (Bên phải chợ Trùng Khánh).
– Thác Bản Giốc: Nhà nghỉ Đình Văn 2 (0263.82.80.82).

Ngoài những nhà nghỉ, khách sạn này thì tại các thị trấn Bảo Lạc, Phục Hòa, Tĩnh Tú đều có nhà nghỉ giá bình dân, phòng sạch sẽ, điều hoằ và điện nước đầy đủ, giá phòng dao động từ 300.000VNĐ/phòng/đêm

Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng chơi đâu?

Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó

Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt – Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50km.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng Khu di tích vẫn luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước. Khu di tích Pác Bó vẫn duy trì hoạt động, công tác bảo tồn và phát huy tác dụng ngày càng được quan tâm, lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan khu di tích ngày càng đông…

Suối Lê Nin, núi Các Mác

du lịch cao bằng

Suối Lê-nin nằm trong quần thể di tích lịch sử Pác Bó. Mang ý nghĩa lịch sử cách mạng, suối Lê-nin dường như không dành được sự quan tâm quá nhiều của các bạn trẻ vốn đang say mê hướng về những địa danh nổi tiếng đậm chất phiêu lưu. Tuy nhiên, dòng suối nguồn như một viên ngọc với một màu xanh rất lạ, vẻ đẹp thiên nhiên trời phú tuyệt đẹp giữa núi rừng Đông Bắc, nơi địa đầu của tổ quốc, sẽ khiến cho dân xê dịch thích sự thanh bình và êm ả.

Hang Cốc Bó

Hang Cốc Bó (trong tiếng Nùng, Cốc Bó có nghĩa là “đầu nguồn”) là một hang đá nằm bên sườn núi Các Mác, ở gần chỗ dòng nước chảy ngầm ra từ trong núi thành suối Lê Nin địa thế hiểm trở.  Trong lòng hang tối tăm, ẩm tấp, nhỏ hẹp và lạnh, nằm sâu trong khe núi, thời đó không mấy ai để ý tới.

Trong hang còn lại chiếc giường Bác nằm nghỉ và cũng là chỗ làm việc của Bác. Đó là tấm ván cũ, đã nức nẻ. Sâu bên trong là tượng Các Mác bằng thạch nhũ mà năm xưa Bác Hồ đã đặt tên.

Thác Bản Giốc

 Địa chỉ ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, nằm giáp biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Cách thành phố Cao Bằng khoảng 90km, đây là thác nước lớn thứ 4 trên thế giới và cũng là một trong những thác nước đẹp ở khu vực Đông Nam Á. Thác Bản Giốc là điểm tham quan nổi tiếng ở Cao Bằng với vẻ đẹp hùng vĩ, nguyên sơ.

Động Ngườm Ngao

Cách thác Bản Giốc 3km, tọa lạc tại bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ và huyền ảo. Từng chùm thạch nhũ buông xuống tạo nên hình thù kì lạ, độc đáo.

Hồ Thang Hen

Hồ Thang Hen ở xã Quốc Toàn, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Nổi tiếng với phong cảnh đẹp, thơ mộng, nước hồ trong xanh, trải dài ngút tầm mắt. Các bạn có thể thuê thuyền để tham quan và khám phá vẻ đẹp của hồ.

Đèo Khau Liêu

Khau Liêu là gọi theo tiếng Tày, có nghĩa là đèo Liêu. Đứng trên cao nhìn xuống, đèo Khau Liêu mềm mại chạy giữa các dãy núi lô nho của Cao Bằng, giống như một con rồng uốn lượn quanh co, ôm lấy núi. Đây cũng là con đèo thử tay lái của nhiều dân “phượt” muốn chinh phục khó khăn trước thiên nhiên hùng vĩ. Có thể nói đèo Khau Liêu như một nét chấm phá trong bức tranh đồng quê miền núi tuyệt đẹp của vùng Trùng Khánh.

Món ngon không thể bỏ qua khi đến du lịch Cao Bằng

kinh nghiệm du lịch cao bằng ăn gì

Bánh coóng phù (Bánh trôi)

Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng. Những viên coóng phù thường có màu trắng tinh, nhiều người trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với lá cẩm, lá dứa để tạo thêm màu sắc mới lạ, vị và mùi thơm khác nhau. Hoàn toàn không có chất tạo màu tạo mùi hóa học.

Bánh cuốn

Bánh cuốn Cao Bằng đặc biệt nhất ở nước dùng. Không như người Hà Nội, Hà Nam chấm bánh vào nước mắm gia giảm chua ngọt, người Cao Bằng nhúng bánh cuốn trong thứ nước dùng ninh từ xương ngọt ngào. Cũng bởi lẽ đó nên nhiều người cũng gọi bánh cuốn Cao Bằng là bánh cuốn canh, để phân biệt với loại bánh cuốn chấm nước mắm của người miền xuôi. Nước canh ninh từ xương lợn từ tối hôm trước, nên khi chan ra bát là thấy rõ hương tủy xương thơm lựng, ngọt lịm. Mỗi bát nước dùng lại được thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành hoa mỡ màng mà mướt mát.

Bánh áp chao

Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè. Bánh có vẻ bề ngoài khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán bình thường. Người Cao Bằng gọi đó là bánh áp chao, hay còn gọi là bánh vịt chao.

Bánh trứng kiến

Nhắc đến đặc sản Cao Bằng là phải nhắc đến món bánh trứng kiến. Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hằng năm, bà con dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh Trứng kiến. Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.

Vịt quay 7 vị

Sở dĩ có tên gọi như vậy là do người dân ở Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món này. Chế biến ra được món vịt quay 7 vị là quá trình vô cùng phức tạp, từ khâu chọn vịt tới ướp và quay vịt đều đòi hỏi người chế biến phải đầu tư nhiều công phu. Bù lại, những ai từng thưởng thức món ăn này đều phải tấm tắc trước vị ngon của nó.